Tiểu đường ăn gì thay cơm? Thêm một gợi ý bất ngờ dành cho bạn!

Người tiểu đường ăn gì thay cơm là một câu hỏi không khó để trả lời. Khoa học đã ghi nhận bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính. Là căn bệnh ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách và gây ra bệnh đái tháo đường. Đây là hiện tượng mà đường trong máu liên tục tăng cao. Tình trạng này sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch máu, gây ra hiện tượng phổ biến là xơ vừa thành mạch, cao huyết áp, mỡ máu…

Bánh mì nguyên cám, gạo lứt và các thực phẩm có GI thấp

Tiểu đường ăn gì thay cơm 1

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, người ta phát hiện ra rằng mảng bám rất dễ hình thành ngay cả khi mức cholesterol không quá cao. Và khi cholesterol tích tụ trong phần bị tổn thương của lòng mạch thì các mảng bám sẽ liên tục hình thành.

Sau đó, khi các mảng bám này vỡ ra, ở 1 mức độ nhất định sẽ xuất hiện các cụ máu đông. Các cục máu đông trôi lơ lửng sẽ “vô tình” trôi vào các lòng mạch đang bị mảng bám làm cho chít hẹp, gây ra biến chứng như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.

Để chung sống với bệnh, người nhân tiểu đường vẫn nhận được lời khuyên không nên ăn nhiều cơm hay tinh bột. Tuy nhiên, nếu loại trừ hoàn toàn tinh bột ra khỏi thực đơn thì điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, cần phải diễn chính xác hơn, rằng: những bệnh nhân tiểu đường cần phải cắt giảm lượng tinh bột trắng, điển hình như: cơm trắng, mì trắng hay các loại bánh mì, bánh ngọt…

Câu trả lời nằm ở các loại tinh bột nguyên cám như gạo lứt, bột mì lứt, hạt lanh, hạt chia… Lý do là bởi những thực phẩm này có chủ số GI thấp. Chỉ số GI hay còn gọi là chỉ số đường huyết (glycemic index) là chỉ số thể hiện tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn. Chỉ số GI có thể tạm chia thành 3 loại : Thấp, trung bình hoặc cao. Và những thực phẩm có chỉ số đường huyết (chỉ số GI) thấp chính là đáp án cho câu hỏi người tiểu đường nên thay thế cơm bằng những món ăn nào.

Những thực phẩm có chỉ số GI trong tầm 55-70 được coi là trung bình; Trên 70 được coi là GI cao và dưới 55 được coi là GI thấp. Căn cứ theo bảng thông tin về chỉ số GI có thể thấy, bánh mì trắng, gạo trắng đều là những thực phẩm có chỉ số GI cực kỳ cao. Trong khi gạo giã dối (gạo lứt) có chỉ số GI thấp hơn.

Bên cạnh vấn đề của lớp cám, thì cách chế biến cũng làm ảnh hưởng đến chỉ số GI của thực phẩm. Vì vậy, để lựa chọn những thực phẩm mà người tiểu đường có thể dùng thay cơm, thì cần chọn những món ăn cách chế biến đơn giản.

Ngay trên bảng chỉ số GI cho thấy: rõ ràng cùng là khoai lang, nhưng nếu nấu theo cách bỏ lò (nướng) thì chỉ số GI tăng từ 54 lên 135. Như vậy, để trả lời cho câu hỏi người tiểu đường ăn gì ngoài cơm, thì câu trả lời tiếp theo sẽ là: Ăn những thực phẩm có cách chế biến đơn giản như luộc, hấp, tôn trọng hương vị tự nhiên, ít gia vị và không lạm dụng đồ chiên, nướng.

Tăng cường thực phẩm giàu chất chất xơ 

Tiểu đường ăn gì thay cơm

Khi lựa chọn thực phẩm thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường, thì tiêu chí hàng đầu phải là chất xơ. Do những thực phẩm này ít làm tăng đường huyết sau khi ăn. Đây là một tiêu chí quan trọng cho người bệnh đái tháo đường.

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là dạng hoà tan thường có chỉ số đường huyết thấp. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị bệnh đái tháo đường giảm nếu dùng các thức ăn có nhiều chất xơ. Chất xơ còn làm cho mau no nên giảm bị béo mập giúp phòng tránh bị bệnh đái tháo đường. Chất xơ còn có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu và chất insulin.

Như chúng ta đã biết, hầu hết các loại carbohydrat có thể được chia thành các phân tử đường để cơ thể dễ hấp thu, nhưng đối với chất xơ, nó lại là loại carbohdart mà cơ thể không tiêu hóa được. Nói cách khác, chất xơ không thể bị phân hủy thành các phân tử đường.

Thay vào đó, chất xơ trong thực phẩm sẽ có vai trò giúp điều chỉnh việc sử dụng đường của cơ thể. Cũng có nghĩa là chất xơ giúp chúng ta kiểm soát cơn đói và điều chỉnh đường máu sau ăn.

Các nguồn thực phẩm giàu chất xơ là trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu hạt. Vì vậy, trả lời câu hỏi tiểu đường ăn gì thay cơm, thì chính là trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và nguyên cám.

Trên thực tế, chất xơ có 2 loại: chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có trong các thực phẩm như bột yến mạch, các loại hạt, cám yến mạch, đậu lăng, táo, lê, dâu tây, quả việt quất… dễ hòa tan trong nước, có thể làm giảm cholesterol bằng cách khi bài tiết ra khỏi cơ thể nó mang theo các cholesterol dư thừa.

Còn chất xơ không hòa tan sẽ có trong thực phẩm lúa mạch nguyên cám, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, cà rốt, dưa chuột… Với chất xơ không hòa tan, nó sẽ giúp bạn chống lại táo bón, đại tràng. Đồng thời, giúp bạn thấy no lâu hơn, không chỉ phù hợp với người cần điều chỉnh lượng đường máu mà còn cần cho người giảm mỡ, giảm cân.

Thay cơm trắng bằng bột natto là cực kỳ hợp lý

Tiểu đường ăn gì thay cơm 3

Có một nghiên cứu được tiến hành trên 11 người khỏe mạnh như sau: Họ được cho tiêu thụ các bữa ăn thử nghiệm, bao gồm: 200gr gạo trắng, trộn với 50gr natto, 60gr khoai mỡ Nhật Bản và 40gr đậu bắp.

Song song với đó là các bữa ăn đối chứng bao gồm 200gr gạo trắng với đậu nành thường, khoai tây và bổng cải xanh. Các hàm lượng chất xơ, tinh bột, protein đều tương đương nhau.

Kết quả: Nồng độ đỉnh glucose và insulin sau bữa ăn thử nghiệm (6,0 mmol / L và 262 pmol / L) thấp hơn đáng kể so với sau bữa ăn đối chứng (6,8 mmol / L và 360 pmol / L).

Mức độ tăng dần với glucose và insulin trong từ 0-120 phút sau bữa ăn thử nghiệm cũng giảm đáng kể so với bữa ăn đối chứng (28 và 27%). Điều này có nghĩa là chế độ ăn uống gồm có natto sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch.

Một cách dễ hình dung hơn, thì kết quả đo mức đường huyết 120 phút sau bữa ăn thử nghiệm dưới sự giám sát của y tá, có mức đường huyết luôn thấp hơn so với bữa ăn đối chứng. Đồng thời, mức đường huyết được kiềm chế đáng kể sau 60 phút. bữa ăn. Như vậy, việc bệnh nhân tiểu đường nên giảm cơm, ăn tăng thêm là natto là một luận điểm đã được khoa học xác nhận.tiểu đường ăn gì thay cơm 7

Trong natto có chứa 15% tinh bột. Tinh bột trong natto cũng được coi là tinh bột lành. Bởi vì không giống như các loại tinh bột trắng, hàm lượng tinh bôt trong natto “cõng” theo rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn và enzym nattokinase. Như vậy, cùng là tinh bột nhưng thay vì làm tăng lượng đường huyết, “hành hạ” tuyến thượng thận bằng việc “vắt kiệt” insuline trong cơ thể, thì tinh bột trong natto lại giúp cơ thể dễ dàng vượt qua quá trình tiêu hóa và không làm tuyến thượng thận bị “tra tấn”.

Nói cách khác: người tiểu đường ăn gì thay cơm? Chính là NATTO

Như đã nói ở trên, chất xơ cực kỳ có lợi cho người tiểu đường. Mà bản thân Natto chứa lượng chất xơ hòa tan trong nước nhiều hơn khoảng 1,5 lần so với đậu nành chưa được lên men. 15% thành phần của natto chính là chất xơ.

Ngoài ra, sau quá trình lên men, natto có độ nhớt cao, đây là điểm mà mà đậu nành không có. Độ nhớt này giúp cơ thể hấp thụ tối đa các chất xơ hòa tan trong các loại thực phẩm khác từ bữa ăn của bạn. Bên cạnh đó, trong natto còn có một thành phần cực kỳ quan trọng là enzym nattokinase.

Bệnh tiểu đường được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng tai biến mạch máu não. Nguy cơ này tăng nhiều hơn ở người bệnh tiểu đường khi kèm theo các yếu tố lớn tuổi, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp, bệnh tim, rối loạn lipid máu hay có tiền sử đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua.

Tiểu đường ăn gì thay cơm

Giải thích cho điều này, các nhà khoa học đã khẳng định: tiểu đường là nguyên nhân gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn các chức năng nội mạc mạch máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn các phân tử mỡ dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc hình thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch.

Bên cạnh đó, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự co mạch kết hợp với sự kết dính của tiểu cầu, hình thành nên cục huyết khối trong lòng mạch và gây tắc mạch cấp tính khiến các cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Tổn thương mạch máu não cũng sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu não…; tổn thương ở động mạch chi sẽ dẫn đến biểu hiện viêm tắc động mạch chi, hoại tử chi, cắt cụt chi…

Nattokinase có trong natto được gọi là enzym làm tan huyết khối, vì vậy nó có có tác dụng ngăn ngừa sự khởi phát của các bệnh như nhồi máu não và nhồi máu cơ tim do cục máu đông, bệnh thận và bệnh thần kinh – đây là những biến chứng của bệnh tiểu đường.

Như vậy, enzym nattokinase trong natto không ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, nhưng ăn Natto là một cách hiệu quả để ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, ngoài cơm trắng, người tiểu đường rất cần chú trọng đến natto trong khẩu phần ăn của mình. Nói cách khác, Natto chính là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi: Người tiểu đường ăn gì thay cơm.

Ăn nhiều natto có hại không?

Đây là băn khoăn của rất nhiều người khi lựa chọn chế độ ăn uống có bổ sung natto. Thực tế, trên thị trường, không phải tất cả các loại natto đều giống như nhau. Về cơ bản, có thể chia làm 2 loại, là natto thực phẩm và natto tinh chế.

Tiểu đường ăn gì thay cơm 9

Sự khác biệt lớn nhất giữa natto thực phẩm và natto tinh chế là ở chỗ: nếu như natto thực phẩm giữ được nguyên vẹn 100% thành phần dinh dưỡng từ món natto truyền thống như protein, carbohydrat, lợi khuẩn, vitamin k1 và k2, enzym nattokinase thì sản phẩm natto tinh chế chỉ có duy nhất một thành phần là enzym nattokinase.

Nói cách khác, trong chế phẩm natto tinh chế không có bất cứ thành phần nào khác ngoài enzym nattokinase thì natto thực phẩm còn là sản phẩm nguyên bản, trọn vẹn hương vị truyền thống với phương pháp lên men từ Nhật Bản.

Xét về nguồn gốc thì natto thực phẩm là loại natto ủ trực tiếp từ đậu nành trong khi natto tinh chế thực chất được sản xuất từ công nghệ chuyển gen.

Natto thực phẩm thường có thể được bảo quản lạnh, giữ nguyên cơ chế tươi, các sợi nhớt. Nhưng bên cạnh đó, cũng có loại natto thực phẩm được bảo quản ở dạng sấy khô, nghiền bột hoặc nén viên, để thuận lợi hơn cho quá trình vận chuyển và sử dụng.

Vì natto thực phẩm là loại natto nguyên bản, là phiên bản chuẩn xác nhất với sản phẩm lên men truyền thống từ Nhật Bản, cho nên việc sử dụng natto thực phẩm hàng ngày không hề có hại cho sức khỏe. Trong khi đối với enzym nattokinase tinh chế, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt với những người có bệnh về rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông hoặc đặt stent tại một động mạch nào đó trong cơ thể.

Công ty Anphaco là nhà sản xuất natto thực phẩm với chủng men cao cấp được phân lập chính xác, dưới sự giám sát của chuyên gia – tiến sĩ vi sinh Trần Hữu Phong. Natto Anphaco là loại natto thực phẩm được sản xuất từ đậu nành hữu cơ có nguồn gốc từ thương hiệu Parmcy, tại cánh đồng Đồng Phú, cực kỳ an toàn cho sức khỏe người dùng, rất phù hợp để bổ sung vào các chế độ ăn uống dài ngày.

Mua Natto Anhaco TẠI ĐÂY 

Anphaco

Anphaco tự hào là nhà sản xuất , phân phối những sản phẩm cổ truyền chất lượng cao tại Việt Nam. Sản phẩm Anphaco luôn sử dụng nguyên liệu từ 100% thảo dược thiên nhiên có nguồn gốc rõ ràng, được khảo sát và kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn Vietgap. Sản phẩm Anphaco được sản xuất theo dây chuyền khép kín hiện đại nhằm bảo đảm hàm lượng dược tính của thảo dược và nhà máy sản xuất của Anphaco được công nhận đạt tiêu chuẩn CGMP-Asean của Bộ y tế đầu tiên tại Việt Nam về sản xuất các sản phẩm dành cho mẹ bầu, mẹ sau sinh