Hiểu Rõ Công Dụng Của Natto Nhật Bản Với Sức Khỏe Con Người

Natto là 1 trong 3 món ăn “quốc hồn quốc túy” của Nhật Bản, là biểu tượng ẩm thực tương tự như phở hay bún chả  khi nghĩ về ẩm thực Việt Nam. Ngoài ra, món ăn nay cũng được mệnh danh là “thực phẩm vàng” vì tốt cho sức khỏe con người. Vậy công dụng của natto là gì? Cùng tìm hiểu trong bài chia sẻ hôm nay nhé!

Tìm hiểu về natto

Lý do khiến nhiều người nước ngoài không thích món Natto là vì mùi vị của nó. Nhiều người nghĩ rằng nó bị thối vì mùi và kết cấu kết nhớt dính của natto. Tuy nhiên, đó chính là đặc điểm của món ăn này. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về natto nhé.

Natto lên men từ gì?

Natto là một trong những thực phẩm lên men mang giá trị dinh dưỡng cao ở Nhật. “Lên men” là tất cả quá trình biến đổi do vi sinh vật gây ra trong điều kiện yếm khí (điều kiện thiếu oxi). Cụ thể hơn, lên men là quá trình nuôi cấy VSV để tạo ra sinh khối hoặc thúc đẩy VSV tạo ra sản phẩm trao đổi chất.

Điều này tưởng chừng như tương tự với quá trình “thối rữa”. Nhưng quá trình lên men lại chuyển hóa thực phẩm thành những thứ tốt cho sức khỏe cơ thể. Trong quá trình thối rữa thì khiến thực phẩm phân hủy thành thứ có hại cho con người.

Natto là gì?

Có rất nhiều thực phẩm lên men mà hằng ngày trong đời sống chúng ta sử dụng rất nhiều. Các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai và sữa chua là thực phẩm lên men bởi vi khuẩn axit lactic. Hay đồ uống có cồn như rượu hoa quả, rượu sake là thức uống lên men bởi enzyme và koji. Bánh mì và trà cũng là ví dụ điển hình cho ứng dụng của quá trình lên men trong thực phẩm .

Thực phẩm lên men so với thành phần ban đầu sẽ có các đặc điểm sau:

  • Hương thơm và umami tăng
  • Giá trị dinh dưỡng cao
  • Dễ hấp thụ
  • Khả năng lưu trữ tốt

Nguồn gốc natto

Về mặt lịch sử, không ai biết chính xác Natto ra đời từ khi nào nhưng những nguyên liệu và thành phần cần cho Natto như đậu nành, rơm rạ để lên men thì chẳng lạ gì ở Nhật Bản từ ngàn xưa. Do đó có thể là từ thời cổ như thời Jomon (khoảng năm 10.000 đến 300 CN), người ta đã biết cách làm Natto và có thể là nhiều người độc lập với nhau đã cùng tìm ra cách làm Natto khác nhau.

Một thuyết khác và chiếm ưu thế hơn nói rằng tướng Minamoto Yoshiie trong trận chiến ở miền Đông Bắc những năm 1083 đã phát hiện ra Natto. Một ngày nọ doanh trại của Yoshiie bị quân địch tập kích bất ngờ khi binh sĩ đang nấu đậu nành làm thức ăn cho ngựa. Trong hỗn loạn, người ta đã vội vàng cho đậu nành đang nấu dở vào những túi rơm và không mở ra được trong suốt mấy ngày liền. Đến khi mở ra thì đậu nành đã lên men và sinh mùi kỳ lạ. Một người lính ăn thử thấy rất ngon nên trình lên tướng Yoshiie và vị tướng này cũng bị mùi hương vị kỳ lạ kia quyến rũ.

Nguồn gốc natto

Một nguồn khác nói rằng Natto được làm trong thời Edo (1603 – 1867) và cách chế biến được thay đổi nhiều dưới thời Taisho (1912 – 1926) khi các nhà nghiên cứu tìm được cách chiết xuất vi khuẩn Natto kinase mà không cần dùng đến rơm. Phát hiện này đã đơn giản hóa quá trình sản xuất Natto cũng như đạt hiệu quả cao hơn. Ngành sản xuất món ăn này đã thay đổi nhiều kể từ đó.

Quá trình lên men natto tao ra một lượng lớn chất dính bên ngoài, khoa học gọi tên là MK7. Người ta đánh giá chất lượng natto qua độ dài các sợi nhớt (MK7). Dùng đũa gắp natto mà sợi nhớt càng dài thì tức natto càng ngon, càng chuẩn vị. Đây là món ăn có nhiều dinh dưỡng, dễ làm, lại không quá đắt tiền nên mọi người đêỳ có thể làm tại nhà và không cần chế biến thêm khi dùng. Tương tự với natto thì trên thế giới cũng có các món làm từ đậu nành lên men như tương, chao,… của Việt Nam, tan-shih hay kan-shih của Trung Hoa, Joenkuk-jang hay Damsue-jang của Hàn Quốc, thuanoa của Thái Lan, Kinema ở Nepal. Nhưng chỉ tại Nhật người ta mới sử dụng rộng rãi hình thức lên men của hạt đậu nành này.

Cấu trúc của natto

Cấu trúc kết dính, nhớp nháp của natto khiến nhiều người nước ngoài không thích lại đóng vai trò rất quan trọng trong công dụng của natto

Natto được tạo ra bằng cách phân hủy đậu nành nhờ con vi khuẩn Bacillus natto có trong rơm dạ. Độ kết dính của nó hình thành từ lượng lớn axit glutamic đan xen, tạo ra bằng cách phân hủy protein bởi vi khuẩn Bacillus natto và fructan – một loại đường.

Axit glutamic là yếu tố tạo nên vị umami – vị ngon từ đạm của Natto. Mặt khác, fructan cũng dễ dàng liên kết với khoáng chất, giúp cơ thể hấp thụ canxi và khoáng chất hiệu quả hơn.

Nói cách khác, độ kết dính, độ nhớt là yếu tố quyết định đến mùi vị của Natto và có vai trò giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm dễ dàng hơn.

Cấu trúc của natto

Giá trị dinh dưỡng của natto

Natto được tạo nên bởi đậu nành lên men và chúng có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với đậu nành thông thường. Sau đây là các chất dinh dưỡng điển hình trong 45gram natto (khối lượng trung bình được bán theo từng hộp nhỏ ở ngoài thị trường).

  • Chất đạm: 7,4 gram (tương đương dinh dưỡng trong 45 gram thịt vai bò)
  • Chất xơ: 3,0 gram (tương đương dinh dưỡng trong 1/2 củ cà rốt)
  • Sắt: 1,5 mg (tương đương dinh dưỡng trong 40 gram gan bò)
  • Canxi: 41mg (tương đương 1/2 hộp sữa chua loại 74gram ~ 90gram)
  • Magie: 45mg (tương đương dinh dưỡng trong 3 con hàu)
  • Vitamin E: 0,5 mg (tương đương dinh dưỡng trong 1/2 trái cà chua)
  • Vitamin B2: 0,25mg (tương đương dinh dưỡng trong 100gram thịt vai heo)
  • Vitamin K2: 0,42mg

Nhật Bản được biết đến là đất nước có số người tuổi thọ cao nhiều nhất trên thế giới. Thói quen ăn Natto có thể đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc kéo dài tuổi thọ của người dân xứ sở Phù Tang.

A Little Neba Never Hurt: The All-You-Can-Eat Natto Experience | Life | The ORIENTAL ECONOMIST | All the news you need to know about Japan
Giá trị dinh dưỡng của món natto

Công dụng của natto với sức khỏe

Hiểu rõ được công dụng của món natto sẽ giúp bạn quyết định được liệu có nên thêm món ăn lên men này vào thực đơn của mình không.

Natto hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Natto đã có từ rất lâu nhưng ít ai biết những công dụng thực sự của nó. Mãi đến những năm 1980, tiến sĩ Sumi Hiroyuki đã tình cờ phát hiện natto có khả năng làm tan huyết khối (cục máu đông). Đến năm 1986, tiến sỹ chính thức công bố nghiên cứu xác định Nattokinase enzyme có khả năng phân hủy mạnh mẽ cục máu đông trong lòng mạch. Đây là công dụng quý giá mà giới khoa học nói chung hay tây y nói riêng phải nghiêng mình trước món ăn lên men đầy dân dã này.

Các sợi fibrin quấn lấy hồng cầu, tạo thành cục máu đông. Nattokinase sẽ tiêu hủy fibrin làm tan cục máu đông

Nattokinase là enzyme được sinh ra trong quá trình lên men, có thể làm tan huyết khối gấp 4 lần enzyme nội sinh Plasmin, mà không gây tác dụng phụ nên rất an toàn.

Bệnh tim mạch là nỗi lo lớn của mọi quốc gia. Natto là món ăn vừa bình dân, rẻ tiền, lại có tác dụng hỗ trợ hữu quả cho sức khỏe tim mạch. Các nhà khoa học, bác sĩ chuyên khoa Nhật Bản và trên thế giới khuyên mọi người nên dùng natto hằng ngày để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tim mạch chẳng hạn như rối loạn nhịp tim, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, …

Ở người trung niên và cao tuổi, natto càng cần thiết hơn bởi ở độ tuổi này emzyme nội sinh Plasmin đã bắt đầu giảm sút, nên việc ăn natto sẽ giúp bổ sung emzyme Nattokinase, đảm bảo chức năng làm tan huyết khối, phòng ngừa các bệnh tim mạch kể trên.

Natto giải quyết mảng bám trong lòng mạch

Nguy cơ gây một số bệnh tim mạch và gây đột quỵ còn có thể xuất phát từ mảng bám trong lòng mạch máu. Các loại canxi thừa, canxi cặn không được hấp thu, chúng sẽ kết hợp với mỡ xấu tạo thành lớp mảng bám gây nghẽn, làm kém lưu thông máu. Lòng mạch máu hẹp, nếu có thêm cục máu đông trám vào khoảng trống còn lại thì đột quỵ xảy ra, nhất là ở vị trí mạch máu não.

Trong khi đó, Natto có hàm lượng Vitamin K2 dồi dào, cao nhất trong các loại thực phẩm lên men tự nhiên, sẽ giúp hoạt hóa canxi thừa, giải phóng mảng bám trong mạch máu, ngăn ngừa được nguy cơ đột quy và tim mạch.

Mạch máu sạch mảng bám nhờ vitamin K2

Natto giúp điều hòa huyết áp

Một trong những tác dụng đáng giá của natto chính là giúp điều hòa huyết áp.

Ngoài tác dụng làm tan huyết khối, làm mượt dòng chảy của máu, natto còn làm thành mạch máu dẻo dai, co giãn tốt hơn. Nhờ vậy huyết áp được điều hòa ổn định. Nhiều người sử dụng natto sau một thời gian đã cảm nhận được huyết áp không còn tăng hay giảm đột ngột.

Tóm lại, tuy chỉ là món ăn đơn giản, dễ chế biến, rẻ tiền nhưng natto có công dụng tuyệt vời đối với các bệnh về tim mạch, phòng chống đột quỵ và tái đột quỵ hiệu quả.

Natto tốt cho hệ xương khớp

Trong natto chứa nhiều MK7, là một loại vitamin K2 chỉ có trong thực phẩm thiên nhiên và cơ thể không tự tổng hợp loại vitamin này được. Khi cơ thể thiếu vitamin K2 gây ra nguy cơ không hấp thụ được canxi, nếu tình trạng nặng sẽ làm mất canxi xương, gây loãng xương, giòn xương.

Natto là thực phẩm tự nhiên chứa nhiều vitamin K2

Thường xuyên bổ sung canxi, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ nhỏ, nhưng nếu thiếu thành phần vitamin K2 thì phần lớn canxi cũng sẽ bị đào thải ra ngoài. Nguy hiểm hơn, bổ sung canxi nhưng cơ thể không đủ vitamin K2 sẽ gây ra hiện tượng lắng canxi ở thận, gây sỏi thận, kết hợp với mỡ xấu tạo ra các mảng bám trong lòng mạch máu.

Vitamin K2 trong Natto sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương, làm chậm quá trình mất xương do tuổi già, mãn kinh hoặc do dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp…

Natto cải thiện hệ tiêu hóa

Nói natto là món ăn “thần kỳ” cải thiện hề tiêu hóa cũng không quá hề ngoa. Bởi thực tế, gần 100% các trường hợp táo bón dù nặng hay nhẹ, người lớn hay trẻ em, khi thử ăn món natto đều có sự cải thiện nhanh, dễ thấy.

Nhờ quá trình lên men, natto chứa hàm lượng lợi khuẩn vô cùng dồi dào (trong 1gram natto chứa hàng tỉ lợi khuẩn dòng Bacillus natto). Cùng với chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, natto giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, trị táo bón và các bệnh đường ruột khác như viêm ruột, viêm đại tràng, đầy hơi, không tiêu…

Bào tử lợi khuẩn trong natto có khả năng tồn tại ngay trong axit dịch vị dạ dày, sau đó đi sâu vào đường ruột, chính vì thế giúp toàn bộ hệ tiêu hóa được cải thiện.

Natto cải thiện hệ tiêu hóa

Đối với người đang bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, do viêm đại tràng, táo bón lâu ngày… thì ăn natto một thời gian ngắn sẽ cho thấy tác dụng bất ngờ. Khi bị táo bón hãy uống nước nhiều hơn, ăn nhiều rau và ăn béo. Tuy nhiên đối với trẻ em, các con thường lười ăn rau, quên uống nước, cho nên hãy cho bé ăn natto, vừa ngon mà lại chắc cú hết bón

Ích lợi của monatto đối với hệ tiêu hóa là rất rõ ràng, vi sinh cân bằng, nhuận tràng tự nhiên và nhất là không bị phụ thuộc như các loại thuốc.

Natto là nguồn đạm lý tưởng cho người ăn chay

Có thể khẳng định natto là thực phẩm tự nhiên cung cấp đạm dồi dào bậc nhất. Trong 100gram natto có đến 35-40% lượng đạm khuyến cáo hàng ngày, gồm tất cả 8 axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người.

Lượng đạm này là có sẵn trong đậu nành, nhờ quá trình lên men làm phá vỡ các chất kháng dinh dưỡng có trong đậu, nên đạm của natto dễ tiêu hóa và dễ hấp thu với cơ thể.

Trẻ em, người lớn tuổi, người ốm cần bổ sung đạm, muốn hạn chế ăn các loại thịt đỏ khó tiêu, nhiều hóa chất, tăng trọng, thì không có gì lý tưởng hơn đạm natto.

Đặc biệt với người ăn chay, đậu tương lên men natto là quá phù hợp để cung cấp đạm thực vật.

Những lưu ý khi ăn món natto

Có thể nói, natto chính alf đại diện tiêu biểu cho thực phẩm từ đậu nành tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên còn tùy vào cách ăn mà giá trị dinh dưỡng của natto có thể bị suy giảm. Để ăn natto đúng cách, cần lưu ý một số điều sau.

Không ăn với cơm nóng

Nattokinase có trong natto nhạy cảm với nhiệt độ, do đó nếu kết hợp với cơm nóng thì nattokinase sẽ bị phân hủy. Ngoài ra, các vitamin nhóm B trong natto khi tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cũng sẽ bị hạn chế với nhiệt. Muốn hấp thụ được những chất này, tốt nhất bạn hãy ăn natto cùng với cơm nguội (hoặc cơm không được quá nóng) nhé!

Không ăn natto với cơm nóng

Ăn với lòng đỏ trứng

Thực tế việc ăn natto cùng với trứng là “chuẩn bài” nhưng chỉ đúng khi dùng lòng đỏ trứng thôi, vì lòng trắng trứng có hợp chất avidin. Chất này kết hợp với biotin trong natto sẽ gây ức chế sự hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó nếu muốn ăn natto cùng với trứng thì chỉ nên dùng lòng đỏ thôi nhé.

Ăn natto với lòng đỏ trứng

Natto hikiwari chứa chất dinh dưỡng cao hơn

Natto có nhiều loại, 3 loại chính là marudaizu natto, goto natto và hikiwari natto. Natto hikiwari là loại được làm bằng cách nghiền hạt đậu nành nên có diện tích bề mặt tiếp xúc lên men lớn hơn những loại nguyên hạt. Được phân hủy bởi vi khuẩn nhiều hơn, dẫn đến giá trị dinh dưỡng cùng tăng lên.

Theo phân tích, natto hikiwari có giá trị dinh dưỡng cao hơn các natto nguyên hạt khoảng 1,6 lần đối với vitamin K và 1,2 lần đối với axit pantothenic. Hương vị của natto hikiwari cũng đậm đà hơn hẳn các loại nguyên hạt nên bạn có thể cân nhắc thử loại này trước tiên nhé.

Không nên ăn natto quá nhiều

Mặc dù natto hấp dẫn và chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng không vì thế mà lạm dụng ăn quá nhiều natto. Bởi trong natto chứa nhiều chất purin có thể làm tăng nồng độ axit uric – nguyên nhân chính gây ra bệnh gút. Theo khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn 1 gói natto là lý tưởng nhất.

Không ăn natto quá nhiều

Ăn vào bữa tối thay vì bữa sáng

Nattokinase enzyme trong natto có tác dụng làm tan cục máu đông, giúp lưu thông máu tốt hơn. Và hiệu quả được cho là sau khi ăn từ 10 tiếng – 12 tiếng. Vì vậy bạn có thể kết hợp ăn natto vào bữa tối thay vì bữa sáng nhé.

Natto Anphaco – Nhà sản xuất natto chất lượng trứ danh

Ở Việt Nam hiện nay, có thể chia natto theo nguyên liệu lên men như đậu tương đen, đậu tương vàng, đậu tương đỏ, đậu tương xanh; hoặc theo dạng thức của sản phẩm chẳng hạn như natto dạng tươi (sổi), natto khô, bột natto hay natto dạng viên.

Anphaco là nhà sản xuất và phấn phối natto – đậu tương lên men trứ danh với nhãn hiệu Natto Anphaco. Từ nguồn nguyên liệu đậu tương canh tác hữu cơ, không qua biến đổi gen (non-gmo) và men giống Bacillus Subtilis sử dụng là nhập khẩu Nhật Bản, các chuyên gia tại Anphaco đã tạo ra các sản phẩm natto có chất lượng và hương vị chuẩn Nhật Bản.

Natto Anphaco hiện nay đã đi đến mọi miền, được cả những khách hàng là người Nhật Bản đang sống và làm việc tại Việt Nam yêu thích và đánh giá cao, thường xuyên mua ăn hằng ngày. Nếu bạn đang cần địa chỉ mua natto thành phẩm, natto dạng bột hoặc natto dạng viên để dễ ăn hơn thì Anphaco đều đáp ứng được.

Lời kết

Công dụng của natto đối với sức khỏe con người là điều không cần phải bàn cãi. Qua bài viết, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về món đậu tương lên men natto truyền thống của Nhật Bản, cũng như những lưu ý khi ăn natto đúng cách. Hãy theo dõi nattovn để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích nhé!

Anphaco

Anphaco tự hào là nhà sản xuất , phân phối những sản phẩm cổ truyền chất lượng cao tại Việt Nam. Sản phẩm Anphaco luôn sử dụng nguyên liệu từ 100% thảo dược thiên nhiên có nguồn gốc rõ ràng, được khảo sát và kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn Vietgap. Sản phẩm Anphaco được sản xuất theo dây chuyền khép kín hiện đại nhằm bảo đảm hàm lượng dược tính của thảo dược và nhà máy sản xuất của Anphaco được công nhận đạt tiêu chuẩn CGMP-Asean của Bộ y tế đầu tiên tại Việt Nam về sản xuất các sản phẩm dành cho mẹ bầu, mẹ sau sinh